Dang ky hoc_Gia Su Khoi Nguyen

Dang ky day_Gia su Khoi Nguyen

Lop moi_Gia su Khoi Nguyen

Năm học mới thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh

Từ ngày 11 - 15.8, học sinh trên cả nước tựu trường chuẩn bị vào năm học mới. Những chủ trương mới áp dụng từ năm học này như bỏ cho điểm, xếp loại ở bậc tiểu học; chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia cùng với những hướng dẫn đánh giá mới trong quá trình học... là những vấn đề khiến học sinh và phụ huynh quan tâm.

 

Giúp học sinh hứng thú học hơn

 

Theo dự thảo quy định đánh giá, xếp loại học sinh (HS) tiểu học của Bộ GD-ĐT, năm học này sẽ hạn chế tối đa việc cho điểm đối với bậc tiểu học, bỏ việc xếp loại HS mà thay vào đó là nhận xét đạt hoặc chưa đạt.

 

 

Mục tiêu quan trọng nhất của việc đánh giá HS tiểu học, theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT là nhằm đánh giá để giúp HS học tốt hơn chứ không phải chỉ để ghi nhận kết quả học tập vào cuối mỗi năm học. "Trước đây chúng ta cứ chờ đến cuối học kỳ, cuối năm học mới đánh giá HS. Nếu không đạt thì cũng quá muộn để hỗ trợ HS. Nay muốn HS học tốt hơn thì phải quan tâm cả quá trình học tập, đánh giá thường xuyên", ông Định phân tích.

 

Giáo viên bậc tiểu học sẽ thay điểm số bằng nhận xét khi đánh giá học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Mặc dù Bộ chưa chính thức ký Thông tư ban hành quy định đánh giá HS tiểu học nhưng ông Định cho hay sau khi công bố dự thảo, những ý kiến phản hồi mà Bộ nhận được là rất tích cực. Do vậy, quy định này sẽ chính thức áp dụng trong năm học mới 2014 - 2015 và sẽ có hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho giáo viên triển khai áp dụng.

Do bậc tiểu học có những chủ trương đổi mới như vậy nên đối với bậc trung học, theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ được tiến hành đồng bộ để không có sự “vênh” giữa các cấp học. Ông Chuẩn cho biết năm học này Bộ đã yêu cầu việc đánh giá HS THCSTHPT phải rất chú trọng quá trình: trên lớp, bằng hồ sơ, bằng nhận xét, tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình, kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của HS, coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS.

 

Chuẩn bị cho cách thi cử mới

 

Dù 3 phương án cho một kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ áp dụng ngay trong năm học 2014 - 2015 chưa “chốt” phương án nào nhưng Bộ đã có những hướng dẫn khá cụ thể để việc dạy và học đáp ứng được yêu cầu theo cách thi mới. Ông Vũ Đình Chuẩn cho biết năm học này Bộ đã yêu cầu các trường THPT chủ động kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. Các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự của đất nước để HS được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

 

Với môn ngoại ngữ, do cả 3 phương án một kỳ thi THPT quốc gia đều yêu cầu là môn thi bắt buộc nên theo lãnh đạo Bộ, sẽ dần từng bước thay đổi cách thức thi đối với môn này, chắc chắn sẽ không chỉ thi trắc nghiệm như thời gian vừa qua. Ông Vũ Đình Chuẩn cho hay: “Bộ yêu cầu với bậc trung học phải triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng dần chất lượng việc thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để tiến tới mục tiêu đưa vào yêu cầu kiểm tra cả 4 kỹ năng trong những kỳ thi quy mô lớn”.

 

       
 
Giáo viên chủ động hơn
Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, năm nay Bộ yêu cầu phải thực sự phát huy được tính chủ động của giáo viên trong quá trình dạy học chứ không gò ép giáo viên phải dạy đủ số bài, mỗi bài bao nhiêu tiết... Chẳng hạn giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực... Giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa.
 

 

Tuệ Nguyễn

(Theo TNO)

 

yes Hãy chia sẽ cho bạn bè, đồng nghiệp cùng biết nhé!


Trở lại      In      Số lần xem: 3702
Tin tức liên quan
Liên kết website
Quảng cáo
Đăng ký - Đăng nhập
Hỗ trợ trực tuyến
Chat Tư vấn dạy 08 6890 8900
Chat Tư vấn học 08 6890 8900

HOTLINE 

(08) 388 688 77

08 6890 8900

   

 

086 890 8900

 

 

Quảng cáo

VĂN PHÒNG 1

Địa chỉ: 69/2 đường D2, phường 25,

Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Hotline: 028 388 688 77

 

VĂN PHÒNG 2

Địa chỉ: 33 Vĩnh Viễn, P.2, Q.10,

TPHCM (Trường CĐ Kinh tế)

Hotline: 08 6890 8900

 

VĂN PHÒNG 3

Địa chỉ: 53 Đường số 74, P10, Q6.

Hotline: 08 6890 8900

 

Thời gian làm việc

Thứ 2-7

    Chủ nhật 

Sáng: 08:00 - 13:00

Chiều: 14:00 - 17:00

  Liên hệ hẹn giờ
 

(Gia sư Bách Khoa, Gia sư Sư Phạm,

Gia sư Ngoại Thương)

TRUNG TÂM GIA SƯ KHỞI NGUYÊN

Địa chỉ: 97 Đường số 4, KDC Lê Thành, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TPHCM

Tel: (028) 388 688 77         

Fax: (028) 388 688 55

Hotline: 028 388 688 77 - 08 6890 8900

Email: trungtamdaykemhcm@gmail.com

Website: www.trungtamdaykem.vn

------------------------------------------------------

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

 

            

DMCA.com Protection Status   © Bản quyền 2013 thuộc về www.trungtamdaykem.vn. Bảo lưu mọi quyền.